PHONG TỤC ĐÓN TẾT TRUNG THU Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á 

PHONG TỤC ĐÓN TẾT TRUNG THU Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á 

 

Tết Trung Thu năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày nào 10 tháng 9. Và dù rằng có chia sẻ ít người sự tương đồng trong văn hoá, cách chào đón Tết Trung Thu tại các quốc gia cũng khác biệt đôi ba phần. Hãy cùng LaPis dạo một vòng quanh những quốc gia Châu Á để tìm kiếm tinh hoá Tết Trung Thu nhé!

 

  1. Tết Trung Thu Ở Việt Nam

 

Ở , Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi – là lễ hội quan trọng thứ hai sau Tết Nguyện Đán. Từ ngàn xưa, người Việt Nam cổ tin rằng trẻ em sở hữu mối quan hệ gần gũi với thần linh; và thông qua những hoạt động văn hoá như thắp sáng lồng đèn, múa lân rồng hay giai điệu dân gian, có thể mang đến nhiều điều may mắn. Rực rỡ nhất trong dịp Tết Trung Thu ở Việt Nam là các khu phố người Hoa, vào trước đó khoảng vài tuần, sẽ bắt đầu mở bán đồ trang trí và lồng đèn thủ công, tạo nên tổng thể vô cùng bắt mắt.

 

  1. Tết Trung Thu Ở Singapore

 

Ở , Tết Trung Thu là một trong những lễ hội Trung Hoa đáng yêu nhất, đây cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh trung thu ngọt ngào. Người Singapore tặng bánh trung thu cho nhau như một cử chỉ “gửi trao” yêu thương. Thế cho nên mặt hàng này thường xuyên “hết hàng” vào những ngày cận Tết Trung Thu. Ngoài bánh trung thu truyền thống, một số loại mới đã xuất hiện, chẳng hạn như Bloody Mary Snow Skin và Cranberry Cheese.

Vào đêm Trung Thu, chú sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay – biểu tượng du lịch Singapore – sẽ trở nên lung linh hơn bao giờ hết liên tục đổi màu. Ánh sáng đèn màu được chiếu từ mạn trái Merlion, tổng hòa tạo thành một chú sư tư biển mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ. Tất nhiên, con đường hoa lệ  – với hàng loạt  hàng đầu – không thể kém cạnh với những chi tiết thiết kế quy mô “khủng”. Khách du lịch có thể ghé thăm khu phố Tàu –  – để thưởng thức ánh sáng đường phố, chợ và hòa mình vào không khí lễ hội.

 

  1. Tết Trung Thu Ở Malaysia

 

Là một quốc gia có đông đảo dân cư thuộc cộng đồng người hoa,  như thay màu áo mới vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Bên cạnh các phong tục truyền thống như bán bánh Trung Thu, treo đèn lồng và tổ chức diễu hành, các trung tâm mua sắm ở Malaysia cũng đưa ra chương trình khuyến mãi “khủng” chào đón Ngày Hội Trăng Tròn. Vậy cho nên, nếu có dịp đi du lịch Malaysia vào mùa Trung Thu, bạn tha hồ “rinh” hàng xịn giá rẻ. Penang và Melacca là các điểm đến ở Malaysia có hoạt động chào đón Tết Trung Thu sôi động nhất. 

 

  1. Tết Trung Thu Ở Thái Lan

 

Người Thái Lan cũng tổ chức Trung Thu vào đúng ngày 15/8 âm lịch và gọi đây là “Lễ Cầu Trăng”. Trong đêm Trung Thu, tất cả mọi người đều phải tham gia lễ cúng trăng. Họ cùng nhau thả những chiếc đèn trời lung linh và cầu mong mọi điều may mắn và hạnh phúc sẽ đến. Bạn có muốn đi  vào dịp Tết Trung Thu để nguyện cầu gặp được “chân ái” không nè?

 

  1. Tết Trung Thu Ở Hồng Kông & Macau

 

Vào dịp Tết Trung Thu, ở  thường xuyên tổ chức các sự kiện sôi động về đêm – trong đó, ấn tượng nhất là những hoạt động ở Công viên Victoria, Hồng Kông. Bầu không khí như bừng sáng bởi các chương trình sân khấu truyền thống, đọc chỉ tay, gian hàng trò chơi, câu đố về đèn lồng và nhiều sự kiện khác.

Điểm thu hút du khách đến với Hồng Kông vào mùa Tết Trung Thu là cuộc diễu hành của rồng lửa Tai Hang. Rồng Tai Hang dài 67m, làm từ rơm và bao phủ bởi hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khói lửa vô cùng đặc sắc. Cuộc diễu hành này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tham gia.

Cùng với điệu múa rồng truyền thống sôi động, đêm Trung Thu ở Hong Kong cũng chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc và kích cỡ.  Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc biệt của thành phố cảng mỗi dịp đón Tết đoàn viên. 

 

  1. Tết Trung Thu Ở Đài Loan

 

Trong dịp Tết Trung Thu, người  nhất định phải cùng gia đình và dăm ba người bạn thân bên nhau ăn đồ nướng. Việc nướng thịt trong Tết Trung Thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả nhà quây quần bên bếp than hồng cùng nhau nướng và thưởng thức những miếng thịt tươi ngon. Nếu du lịch Đài Loan ngay ngày lễ Trung Thu, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vui tươi, nhộn nhịp của người dân và đừng quên thưởng thức món “thịt nướng sum vầy” đặc biệt này nhé.

 

  1. Tết Trung Thu Ở Nhật Bản

 

Tổ chức Trung Thu vào 2 lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi; lần thứ hai tổ chức gọi là Zyusanya. Trong đó, Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 âm lịch. Trong ngày Tết Trung Thu ở Nhật Bản, nét đặc trưng là những chiếc đèn lồng Cá Chép trong hội rước đèn. Tương truyền Cá Chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.

 

  1. Tết Trung Thu Ở Hàn Quốc

 

Ngày lễ Rằm Tháng 8 ở  có tên Chuseok. Chuseok nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Nó không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ngày nay, Chuseok được coi là dịp Lễ Tạ Ơn ở Hàn Quốc, là ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

Điệu nhảy nổi tiếng dịp Trung Thu Hàn Quốc là “Ganggangsullae”. Trong nhảy điệu này, những người phụ nữ mặc Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) cùng nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát trong đêm lễ Chuseok.

 

  1. Tết Trung Thu Ở Trung Quốc

 

Người Trung Quốc đã tổ chức Tết Trung Thu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Thuở ban đầu, Tết Trung Thu là phong tục ăn mừng mùa màng bội thu, với các món ăn cúng Thần Mặt Trăng. Ngày nay, Tết Trung Thu là dịp để các gia đình quây quần bên nhau, ăn bánh nướng, thắp đèn lồng đầy sắc màu và tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc đằng sau cuộc sống bận rộn.

 

Phong tục sử dụng đèn lồng ở  thực ra bắt nguồn từ một lễ hội khác – Lễ Hội Ma (Cúng Cô Hồn) – nơi đèn lồng được đặt trên các con sông nhằm hướng dẫn các linh hồn lạc lối. Ngày nay, đèn lồng đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu Tết Trung Thu. Bánh nướng và bánh dẻo hình tròn cũng là một biểu tượng của ngày Rằm Tháng Tám. Trong văn hóa Trung Quốc, hình tròn của bánh Trung Thu sẽ tượng trưng cho sự trọn vẹn và đoàn tụ, mang theo nhiều ý nghĩa phúc lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *